Pô xe có tác dụng cơ bản là kìm hãm âm thanh của chiếc xe, giúp chiếc xe đạt được các tiêu chuẩn về khí thải và tiếng ổn. Tuy nhiên đối với một chiếc xe độ pô xe ô tô, pô xe còn là bộ phận rất quan trọng nhằm tạo ra những âm thanh đặc biệt và đầy cá tính, nhắc đến pô xe thì các thương hiệu của Akamovic hay Macco luôn được dân độ xe ô tô hết sức ưa chuộng.

Trong đó, phong trào độ xe ô tô ở Sài Gòn nổi đình đám từ những năm 2008 – 2009 khi mà chiếc xe vẫn là khối tài sản lớn được chăm chút từng li từng tí. Những chiếc xe như Honda Civic độ cửa Rolls-Royce, Civic Dark Knight, Mazda RX8 phong cách Porsche,… đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mê xe và là một trong những bước đầu cho phong trào độ xe ô tô lớn mạnh như ngày nay với đầy việc độ FULL cùng tay nghề cao của thợ độ Việt Nam đáp ứng tất cả yêu cầu của người thích độ xe.

Độ xe tại nội thất ô tô Đại Mỹ luôn là chủ đề nóng dành cho các bạn ham mê tốc độ. Để tăng tốc cho chiếc xe bạn cần hiểu đôi chút về nguyên lý hoạt động của động cơ và một vài món đồ chơi cho xe độ. Nhưng trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về cách độ lọc gió và ống xả (pô xe) nhé!

Người chơi xe hơi độ luôn có xu hướng muốn chiếc xe của mình có hiệu suất cao nhất với những trang bị cơ bản ban đầu. Thông thường những con số đầu ra như công suất, mô-men xoắn do động cơ quy định là chủ yếu. Tuy nhiên, nếu chỉ can thiệp động cơ để thay đổi hiệu suất là một sai lầm.

Để xe có hiệu suất tốt hơn, chủ xe có thể can thiệp vào các bộ phận cơ bản như lọc gió, hệ thống ống xả, ECU, áp dụng cho cả ô tô và xe máy. Những bộ phận khác quan trọng và có tác dụng không kém trong việc thay đổi hiệu suất của mỗi chiếc xe, những giới thiệu dưới đây áp dụng cho cả xe máy và ô tô.

  1. Lọc gió

Lọc gió – Đây là cách thông dụng nhất để tăng hiệu suất xe. Kích thước lỗ càng to thì lượng gió đi vào lớn hơn từ đó kích thích quá trình đốt cháy, do đó đầu ra tốt hơn.

Các loại lọc gió xe ô tô độ thường làm từ sợi cotton thấm dầu, phân biệt với lọc gió làm bằng giấy mà nhà sản xuất lắp theo xe. Loại này không yêu cầu chế cháo gì thêm, chỉ cần lắp vào thay thế cho lọc gió cũ là xài được ngay.

Các loại lọc gió độ có khả năng lọc sạch hơn vì theo nhà sản xuất như K&N thì chúng ta sử dụng liên tục đến 20.000-30.000 km mới làm vệ sinh lại và có thể sử dụng suốt đời chứ không như loại lọc giấy thông thường 5.000 km phải vệ sinh và 10.000 km thay mới. Bên cạnh đó, loại lọc drop-in này cũng giúp không khí vào nhiều hơn và tăng công suất động cơ dù không đáng kể, chỉ 1 đến khoảng 5 mã lực tùy xe.

  1. Ống xả

Hệ thống ống xả – Đây cũng là hệ thống đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền tải sức mạnh. Một đường ống xả thoáng, mượt sẽ đồng nghĩa với hiệu suất tăng cao.

Độ pô xe ô tô bằng cách “móc” pô, thay cả dàn pô aftermarket từ hãng độ khác sẽ giúp khí thải thoát ra tốt hơn. Động cơ lúc này sẽ ít tốn năng lượng để đẩy khí thải ra. Dù là “móc” pô hay thay cả dàn pô độ thì tất cả đều phải thỏa mãn những tiêu chí sau:

Tăng đường kính ống xả, to hơn thì thông thoáng hơn, thông thoáng hơn thì dễ xả hơn

Giảm các góc cong, sao cho các đường ống càng thẳng càng tốt

Giảm độ nhám mặt trong ống xả. Giảm ma sát giữa khí xả và ống xả

Bỏ bớt các chi tiết tiêu âm, vật liệu tiêu âm sẽ làm khí khó thoát, vì thế giảm thanh càng ít thì khí thoát càng dễ. Đó cũng là lý do mà ống xả độ hay sau khí “móc” pô thường ồn hơn ống xả stock. Nhưng như mình đã từng nói, đối với một số người thì việc nghe âm thanh của tiếng máy và tiếng pô của chiếc xe cứ như được thưởng thức một bản nhạc yêu thích.

Móc pô là thuật ngữ chúng ta thường nghe để mô tả việc “độ” trực tiếp trên hệ thống xả nguyên bản của chiếc xe. Chúng ta không thể tự làm việc này tại nhà mà phải mang ra các trung tâm đồ chơi xe hơi. Họ cũng sẽ dựa trên những tiêu chí vừa nêu trên để độ pô sao khí xả có thể thoát ra dễ dàng và tiếng nghe uy lực, hay hơn.

Chi phí cho việc “móc” pô thường rẻ hơn từng bộ phận hay cả hệ thống xả liệt kê bên dưới. Ở Việt Nam có rất nhiều tiệm sửa pô và có thể kiêm luôn việc “móc” pô với chi phí từ vài trăm đến hơn triệu tùy cho xe máy hay ô tô. Tuy nhiên hiệu quả tăng công suất của “móc” pô là rất nhỏ. Bên cạnh đó chất lượng các mối hàn mới bên trong ống sẽ không được đảm bảo trơn như ống zin, phần nào cản trở dòng khí thải.

Xem thêm: https://sites.google.com/site/noithatotoxehoidanang/diem-mat-nhung-loi-ich-khong-ngo-cua-viec-phu-nano-son-o-to

Leave a comment