Đối với những người yêu xe, vệ sinh ghế da ô tô, chăm sóc nội thất xe hơi không chỉ là một công việc cần làm để đảm bảo xe vận hành tốt, mà đó còn là một thú vui như khi chăm sóc đứa con cưng của chính mình. Nếu như việc rửa và bảo trì xe thường xuyên có thể mang ra các garage thì chuyện chăm sóc cho không gian nội thất trong xe lại phải phụ thuộc vào chính chủ nhân sở hữu. Sau đây Đại Mỹ giới thiệu đến bạn đọc cách chọn ghế da ô tô và các bước làm vệ sinh đơn giản nhưng hiệu quả cho không gian nội thất xe.

cham-soc-noi-that-xe-hoi

1. Cách chọn ghế da ô tô đúng chuẩn

1.1. Vị trí của ghế ngồi

Vị trí của ghế ngồi cũng là một yếu tố quan trọng. Kiểu ghế mà khi ngồi, khuỷu tay người lái hơi cong lại khi tay nắm vô-lăng là phù hợp nhất. Vấn đề là ở chỗ bạn cũng cần ngồi sao cho thoải mái mà chân vẫn luôn đạp được vào chân phanh/côn/ga mà không có cảm giác quá căng hay chùng.

Để giải quyết vấn đề này, gần đây, các nhà sản xuất đã phải thiết kế và tung ra thị trường loại trục vô-lăng và/hoặc chân phanh/côn/ga có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng cỡ người.

Việc đầu tiên khi điều chỉnh ghế lái là phải đảm bảo tầm quan sát tốt nhất. Sau đó mới đến điều chỉnh vô-lăng và pedal. Nếu không thể điều chỉnh pedal mà chỉ chỉnh được vô-lăng, thì hãy chỉnh lại ghế ngồi trước, rồi mới đến vô-lăng.

>>Chương trình dạy nghề chăm sóc nội thất ô tô UY TÍN, hỗ trợ ra nghề TỐT NHẤT http://daynghenoithatoto.vn/dao-tao-rua-va-cac-dich-vu-cham-soc-xe-hoi/

1.2. Sự vững chắc của ghế ngồi

Yếu tố thứ hai cũng không kém phần quan trọng là sự vững chắc của ghế ngồi. Loại ghế mềm mại có thể tạo cảm giác về sự sang trọng – lúc ban đầu. Nếu được thiết kế tốt, kiểu ghế này sẽ đỡ được cơ thể bạn.

Tuy nhiên, trên thực tế, một số loại ghế đệm mềm càng ngồi lâu sẽ càng lõm xuống, và điều này không có lợi cho cơ thể. Một số điểm sẽ phải chịu sức ép lớn của toàn bộ cơ thể. Tê chân, đau hông hay ê vai là những dấu hiệu cho thấy ghế ngồi không phù hợp.

Ghế tốt nhất là loại khi mới ngồi sẽ có cảm giác là quá cứng, nhưng càng ngồi lâu càng lại càng thấy thoải mái, dễ chịu. Đa số ghế ngồi của các xe đời mới đều có khung bằng thép, thanh đỡ bằng dây kim loại và đế xốp bọt biển (các xe đời cũ – khoảng những năm 70 trở về trước – thường dùng kiểu ghế lò xo bọc nỉ, rồi sau đó mới đến lớn xốp bọt biển).

Cũng là những loại vật liệu ấy, nhưng vẫn có sự khác biệt về chất lượng ghế. Điều này phụ thuộc vào chất lượng và cách sử dụng vật liệu khác nhau. Theo chuyên gia của trang CanadianDriver, nếu ngay cả ghế xe cũ mà vẫn còn nguyên “phom” và chất lượng tốt thì đó là dấu hiệu để bạn có thể tin vào chất lượng ghế xe mới của nhà sản xuất đó.

1.3. Độ cao của ghế

Độ cao của ghế cũng là một vấn đề cần lưu ý. Hiện nay, lý tưởng nhất là loại xe có ghế điều khiển điện. Với loại này, bạn có thể chỉnh được cả độ cao và độ ngả của ghế một cách nhẹ nhàng. Nếu để ghế ngả không phù hợp, người lái sẽ bị đau đầu và cổ.

Tuy nhiên, ngay cả với loại ghế phải điều chỉnh bằng tay và không có chức năng chỉnh độ ngả của ghế thì bạn cũng có thể đơn giản là dùng một miếng đệm kê dưới ghế. Việc này chỉ có thay đổi góc ngả của ghế khoảng 1 – 2 độ, nhưng như thế cũng đủ tạo nên sự khác biệt. Nghe có vẻ hơi buồn cười, nhưng như vậy còn hơn là bị đau mỏi người sau khi lái xe.

1.4. Dải đệm lót phải đủ lớn

Dải đệm lót ở hai bên ghế, cả phía dưới và chỗ ngả lưng, phải đủ lớn và vững chắc để giữ cho cơ thể không bị lắc lư, xê dịch trên suốt chặng đường. Ghế ngồi của xe thể thao thường có đệm lót chất lượng và thiết kế tốt, trong khi nhiều xe bán tải hâu như còn không có đệm lót nên người bạn có xu hướng bị lắc lư trên suốt đoạn đường.

Điều này có thể không mấy quan trọng nếu bạn chỉ lái xe trên những đoạn đường ngắn, nhưng khi đi xa, bạn sẽ thấy rất mệt. Một số người lại không thích ghế có phần đệm hai bên ôm lấy người, vì họ cảm thấy như vậy thì thật chật chội, gò bó. Một chiếc ghế mà chỉ có phần dựa lưng phẳng có thể giúp người ngồi thấy thoái, rộng rãi, nhưng sẽ không đỡ được nhiều cho cơ thể.

Tuy nhiên, cũng không nên nhầm lẫn phần đệm ôm dọc hai bên chỗ dựa lưng với loại ghế cỡ nhỏ, bó chặt lấy người bạn. Tác dụng của phần đệm ôm lấy đùi người ngồi cũng có tác dụng tương tự – giữ bạn ngồi thoải mái trên cả đoạn đường dài.

>>ĐỌC NGAY: https://sites.google.com/site/muaototragoptaidanang/cham-soc-noi-that-xe-hoi-ve-sinh-o-to-dung-cach-nhu-the-nao

2. Kinh nghiệm vệ sinh ghế da xe hơi, chăm sóc nội thất xe hơi hiệu quả

Khi làm sạch ghế da, chủ xe có thể sử dụng áo thun cũ của mình.Chất liệu áo thun sẽ đảm bảo không gây xước ghế da hơn các loại khăn giấy hay vải bông.

Đồng thời, ghế da xe cần chăm sóc và bảo trì đặc biệt. Nếu xe được sử dụng điều hòa sẽ làm cho ghế da được bảo quản hơn. Ví dụ như lớp bọc bằng da có thể duy trì vẻ đẹp và sang trọng.

Để xử lý những vết bẩn, nên sử dụng các dung dịch dành riêng cho ghế da, không nên sử dụng bột giặt hay nước rửa bát. Sau đó, sử dụng vải bông lau nhẹ nhàng trên ghế. Tất cả những chiếc ghế còn lại đều làm như vậy.

Việc bảo dưỡng nội thất da rất đơn giản. Các loại dung dịch chuyên dụng sẽ làm cho bộ ghế da mịn mượt, mềm và không bị gãy khi ngồi. Để tẩy rửa bộ ghế da, chúng ta nên dùng các loại hóa chất không chứa kiềm. Nếu chúng tiếp xúc với các loại có độ kiềm cao thì sẽ mau chóng bị xám, bạc màu, ố,…

Khoảng 4 – 6 tháng/lần, bạn nên lau sạch ghế da và thoa một lớp dầu dưỡng tự nhiên lên bề mặt. Phương pháp này sẽ giúp cho sản phẩm giữ được vẻ mềm mại, bóng đẹp và đàn hồi tốt.

>>ĐỌC NGAY: https://www.linkedin.com/pulse/cách-chăm-sóc-nội-thất-xe-hơi-ô-tô-tại-nhà-chuyên-nghiệp-danang/

Leave a comment